Thực Phẩm Trị Táo Bón Cho Trẻ, Trẻ Táo Bón Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa
Ăn gì để cải thiện táo bón cho trẻ nhỏ mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Hẳn là nhiều mẹ cũng đang thắc mắc về vấn đề này. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc táo bón nhất hiện nay. Thực đơn cần thay đổi, bổ sung thế nào để tốt cho trẻ?

Cho trẻ ăn gì để cải thiện táo bón?
6 nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Táo bón là một trạng thái bệnh lý của đường tiêu hóa. Khi trẻ đi cầu phân cứng, vón cục, phải rặn để đẩy phân ra ngoài và 1 tuần đi vệ sinh 1-2 lần, như vậy có nghĩa là bé đang bị táo bón. Vậy nguyên nhân bị táo bón là gì?
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Hàng ngày, bé cần thức ăn để nạp năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, với môi trường hiện nay, nhiều thực phẩm nhiễm khuẩn và thiếu an toàn vệ sinh. Do đó, trong quá trình chọn lựa và chế biến của mẹ, bé đã nạp vào cơ thể một số “chất độc”.
Đang xem: Thực phẩm trị táo bón cho trẻ
Ngoài ra, việc ăn uống thiếu cân bằng giữa các chất cũng khiến táo bón xảy ra. Điển hình là thực đơn giàu chất đạm, protein và thiếu hụt trầm trọng lượng chất xơ từ rau xanh, trái cây. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống cho bé để hạn chế táo bón.
Thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ không tiêu hóa được thức ăn dẫn đến táo bón là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Số lượng lợi khuẩn chết dần theo ngày do ăn uống, sinh hoạt sai cách… Trong khi đó, số lượng hại khuẩn tăng dần lên. Điều này khiến tỷ lệ cân bằng giữa lợi khuẩn, hại khuẩn bị chênh lệnh. Từ đó dẫn đến trẻ chán ăn, bụng chướng, khó tiêu và phân cứng, vón cục.
Vấn đề tâm lý khiến trẻ bị táo bón
Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra, não bộ và đường ruột của con người được tạo ra từ cùng một loại mô. Trong quá trình phát triển bào thai, một phần của mô phát triển thành hệ thần kinh trung tâm và một phần phát triển thành hệ thần kinh ruột. Hai hệ thống này được kết nối với nhau thông qua các dây thần kinh phế vị.
Ruột chứa khoảng 100 triệu tế bào thần kinh, nhiều hơn trong cột sống hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên. Các nhà khoa học đã thấy sốc khi biết rằng khoảng 90% các sợi thần kinh nội tạng cơ bản, các phế vị, mang thông tin từ ruột lên não và không có con đường nào khác… “Phần lớn những cảm xúc của chúng ta có lẽ chịu ảnh hưởng của các dây thần kinh trong ruột của chúng ta”, Giáo sư Mayer (UCLA).
Ruột và não bộ làm việc như một cặp, song hành và ảnh hưởng lẫn nhau. Theo một bài báo của Sandra Blakeslee (Tờ New York Times 1996) viết: “Tính phức tạp và tiềm ẩn của não bên trong ruột làm đau dạ dày và tâm trạng bồn chồn”. Đây chính là lý do vì sao sức khỏe đường ruột có thể có một ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần của bạn, và ngược lại. Do đó, khi trẻ gặp vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm, bồn chồn… khiến trẻ thường đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nhiều trẻ bị táo bón do tâm lý bất ổn
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thực tế, kháng sinh có tác dụng sát khuẩn rất cao. Chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn ức chế cả lợi khuẩn trong ruột. Do đó, lạm dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc bổ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, hấp thu kém. Tính sát khuẩn cao ở thuốc kháng sinh có thể làm trơ lớp lông nhung trên niêm mạc ruột. Khi lớp lông nhung bị hủy hoại, đường ruột hoạt động kém hiệu quả do không còn chỗ ở cho hại khuẩn và lợi khuẩn. Từ đó, việc vận chuyển phân diễn ra lâu hơn dẫn đến khó đào thải.
Thiếu vận động cơ thể
Nhiều cha mẹ chưa tạo thói quen vận động cơ thể cho trẻ. Dù trẻ nhỏ hay trẻ lớn thì việc vận động luôn là cách tốt nhất để “nuôi dưỡng” sức khỏe và “bôi trơn” hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Việc ngồi lì một chỗ hay nằm một chỗ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp, kém hiệu quả. Do đó, cần cho trẻ vận động nhẹ nhàng, massage bụng để trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Uống quá nhiều sắt và dư thừa canxi
Nhiều mẹ hay cho trẻ uống sữa và bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi với mong muốn con cao và chắc khỏe xương. Thậm chí nhiều mẹ cho bé uống viên canxi. Tuy nhiên, việc nạp nhiều canxi khiến hoạt động nhu động ruột giảm đi, phân tích lại trong ruột. Và cuối cùng trở nên khô cứng, khó đào thải. Chính vì vậy, mẹ cần bổ sung vừa đủ cho bé, nhu cầu canxi 1 ngày của 1 đứa trẻ bình thường là 300-700mg (từ vài tháng đến trẻ 9 tuổi).
Cũng giống như canxi, uống nhiều sắt giảm hoạt động của nhu động ruột. Do đó, mẹ cũng cần bổ sung sắt cho trẻ thông qua thực phẩm hàng ngày. Hạn chế uống viên sắt hoặc ăn quá nhiều hải sản trong một ngày.

Uống nhiều sắt và dư thừa canxi gây táo bón ở trẻ nhỏ
Theo mẹ thì nên ăn gì để cải thiện táo bón cho trẻ?
Để cải thiện táo bón, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con bị táo trước. Một số nguyên nhân phổ biến như uống ít nước, thiếu chất xơ, nhịn đi cầu… Với những nguyên nhân gây ra táo bón, dưới đây là những biện pháp giúp mẹ xử lý táo bón cho bé.
Tăng cường bổ sung chất xơ
Chất xơ là chất quan trọng giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong rau củ và trái cây. Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung thêm nhiều rau xanh cho bé. Một chế độ ăn giàu chất xơ giúp tăng khối lượng phân, làm mềm và kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp bé đi cầu dễ dàng và thoải mái hơn. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đó là: Rau bina, cải bó xôi, bông cải xanh, rau má,…
Một củ khoai lang có thể chứa đến 3,8g chất xơ, tức là 15% lượng khuyến cáo hàng ngày. Vì thế, bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện táo bón hiệu quả.
Bổ sung các loại hoa quả, trái cây
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hơn nữa, đây cũng là nguồn giúp bổ sung nước, chất xơ cho bé.
Xem thêm: Thực Đơn Lẩu Nướng Pandora 53 Phố Triều Khúc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Dưa hấu
Dưa hấu là trái cây dễ ăn, lại có màu sắc đẹp nên bé rất thích. Đặc biệt, dưa hấu chứa hàm lượng lớn nước, chất xơ và vitamin C. Điều này giúp bổ sung nước giúp hệ tiêu hóa của bé vận hành tốt hơn.

Dưa hấu giúp bé cải thiện táo bón
Quả bơ
Bơ rất giàu chất xơ, vitamin tốt cho những trẻ bị táo bón. Đặc biệt, bơ có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau kích thích bé như sinh tố bơ, rau câu bơ, bơ dầm đường, kem bơ, …
Trái bưởi
Bưởi chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Chúng làm tăng số lượng phân, mềm phân, kích thích nhu động ruột. Nhờ đó giúp cho việc đi cầu được dễ dàng. Ngoài ra, trong các loại quả này còn có chứa nhiều lycopen giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Với trẻ 7 – 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho bé uống nước ép bưởi, cam, quýt. Còn với những trẻ lớn hơn thì nên cho ăn cả tép sẽ giúp việc đi đại tiện được trơn chu hơn.
Các loại hạt
Theo nhiều nghiên cứu, các loại hạt chứa rất nhiều chất xơ. Khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành hỗn hợp dạng gel, giúp phân dễ dàng đi qua hậu môn. Các axit béo tự nhiên của chúng cũng giúp quá trình lên men trong ruột diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời làm tăng tốc độ di chuyển của phân và kích thích đại tiện. Một số loại hạt có thể dùng cho trẻ bị táo bón đó là:
– Hạt chia: Trong 28g hạt chia có chứa khoảng 10g chất xơ, bao gồm 85% chất xơ không hòa tan và 15% hòa tan. Khi vào trong cơ thể, chất xơ trong hạt chia sẽ kết hợp với nước tạo thành một loại gel giúp bôi trơn đường ruột và làm mềm phân, cải thiện, ngăn chặn táo bón.
– Hạt lanh: Được sử dụng như một cách xử lý táo bón tự nhiên. Bởi hạt lanh có tác dụng nhuận tràng. Lưu ý, không dùng hạt lanh cho phụ nữ đang mang thai.

Các loại hạt khô, hạt lanh tốt cho trẻ bị táo bón
Men vi sinh loại nào tốt cho bé bị táo bón?
Có nhiều cách xử lý táo bón cho bé, tuy nhiên không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả cao, an toàn. Men vi sinh là một phương pháp hỗ trợ cải thiện táo bón cho trẻ bị táo bón được chuyên gia khuyên dùng. Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi vào đường ruột. Các lợi khuẩn này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn.
Bên cạnh đó, lợi khuẩntrong men vi sinh còn giúp cơ thể tăng sản xuất enzym và tổng hợp vitamin tốt cho quá trình tiêu hóa. Nhờ đó, cơ thể không thiếu men tiêu hóa, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Nhờ đó, bé có cảm giác ăn ngon miệng, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn và đi cầu dễ dàng.
Lợi khuẩn có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch toàn cơ thể cũng chịu ảnh hưởng một phần bởi hệ lợi khuẩn. Có một thực tế, lợi khuẩn giảm dần theo thời gian do thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học. Chính vì vậy, để hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, hại khuẩn không có cơ hội lấn át và gây bệnh.
Các lợi khuẩn giúp thức ăn được phân rã và chuyển hóa nhanh hơn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể dễ hấp thu. Bên cạnh đó, lợi khuẩn Bacillus còn giúp cơ thể tăng sản xuất enzyme tiêu hóa và tăng tổng hơp vitamin nhóm B. Nhờ đó, trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Mẹ không nên cho bé ăn thực phẩm này để giảm táo bón
Ngoài những thực phẩm tốt cho việc tiêu hóa của bé. Vẫn còn những thực phẩm khiến táo bón nặng hơn mà mẹ không thể cho bé đụng đũa.
Bánh, kẹo, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh
Xúc xích, thịt xông khói, hamburger, bánh quy và các loại bánh ngọt. Đó chính là một trong những tác nhân gây táo bón ở trẻ. Vì thế, khi bé bị táo bón, mẹ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thực phẩm này. Những thực phẩm như vậy có chứa lượng chất béo chuyển hóa và chất béo no. Khiến việc tiêu hóa của trẻ trở lên khó khăn hơn.
Bánh mì và tinh bột
Nhiều mẹ cho rằng, tinh bột là nhóm thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng không, điều này chỉ phù hợp với những trẻ trên 2 tuổi. Với những trẻ dưới 2 tuổi, ăn quá nhiều tinh bột khiến bé bị nặng bụng và khó tiêu. Do vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều tinh bột hay bánh mì trong thời gian nghi bị táo bón.
Xem thêm: Top 8 Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Giấc Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Bổ Não Tốt Nhất
Các loại thịt đỏ
Bé đang trong thời kỳ ăn dặm, việc lạm dụng quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đạm cao dễ khiến bé không tiêu hóa được và bị táo bón. Thịt đỏ là một trong số đó. Mẹ phải hiểu rằng, vào thời điểm này, hệ tiêu hóa cần rất nhiều thời gian để xử lý các chất dinh dưỡng từ thịt đỏ. Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón, hãy loại thịt đỏ ra khỏi danh sách thực phẩm ăn hàng ngày. Thịt gà hay cá nước ngọt là lựa chọn tốt hơn cho mẹ có bé bị táo bón.
Bé nhà bạn đang gặp vấn đề táo bón, biếng ăn, tiêu chảy với các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân khô vón cục, quấy khóc, phun thức ăn… Hãy cho chuyên gia biết tình trạng hiện tại của con bạn để được hỗ trợ kịp thời!