Cách Nấu 14 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Luôn Đảm Bảo Đầy Đủ
Khi bắt đầu bước qua tháng thứ 6, trẻ đã có thể bắt đầu chế độ ăn dặm bên cạnh việc bú sữa mẹ. Khi bé càng lớn thì nhu cầu ăn uống của trẻ cũng sẽ càng tăng theo, thực đơn dinh dưỡng cũng cần phải đa dạng hơn, đòi hỏi mẹ phải chăm sóc và chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng bữa ăn của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng tuổi. Làm thế nào để xây dựng một thực đơn phù hợp, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện, lại vừa không khiến bé bị chán mỗi khi mẹ cho ăn. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.
Đang xem: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
1. Mẹ có thể cho bé ăn được những gì trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng tuổi
Khi trẻ bước sang tháng thứ 8, bé rất cần được cung cấp đầy đủ năng lượng để có thể hoạt động trong suốt cả ngày bởi đây là giai đoạn bé bắt đầu tập nói, tập bò. Bên cạnh sữa mẹ, thực đơn ăn dặm của bé cũng phải cần cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Bạn nên cho trẻ ăn dặm các món ăn có dạng cháo bột hoặc xay nhuyễn để bé dễ nuốt, lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, carbohydrate, chất xơ, đạm và protein. Mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm sau đây để đưa vào thực đơn hàng ngày cho bé:
– Vitamin C: Có trong cam, chuối, cherry, táo, lê, dưa hấu, đu đủ, xoài, dâu tây, bơ, việt quất, nho, mơ khô,….
– Vitamin A: Cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, bí ngô, đu đủ, cà chua, đậu Hà Lan,….
– Tinh bột: nui, gạo, bánh mì, bột ăn liền,….
– Đạm và protein: thịt gà, thịt bò, cá hồi, thịt heo, đậu hũ, sữa chua, phô mai, lòng đỏ trứng,….
– Chế độ ăn dặm cho bé, mẹ cần chú ý điều gì?
– Thực đơn ăn dặm lý tưởng cho bé 6 tháng tuổi
– Thế nào là ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi
2. Những thực phẩm mẹ không nên cho ăn dặm bé 8 tháng
Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho bé, thì mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau để tránh tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện cho bé:
– Những loại thực phẩm chứa nhiều calo: Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, những thực phẩm giàu calo sẽ dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
– Không nêm muối và gia vị vào đồ ăn của trẻ: Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chức năng thận của bé vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, việc phải nạp một lượng lớn muối và gia vị sẽ dễ khiến cho thận phải làm việc quá tải. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ gây cảm giác chán ăn, không muốn ăn khi vào bữa ăn chính nữa. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng của trẻ.
– Không cho trẻ ăn mật ong: Trong mật ong có chứa một lượng đường vô cùng lớn, ngoài ra còn chứa bào tử của Clostridium botulinum có khả năng gây ra ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ em dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn mật ong trong giai đoạn ăn dặm bé 8 tháng.
– Các loại hải sản: tôm, cua, sò, ốc,…. là những loại thực phẩm rất dễ gây tình trạng dị ứng. Do vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn sau 1 tuổi.
Xem thêm: Cách Nấu Keo Pva Là Gì? Có Những Loại Nào? Có Độc Không? Giá Bao Nhiêu?
3. Gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm bé 8 tháng vừa ngon vừa bổ dưỡng
Để giúp các mẹ dễ dàng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, sau đây Viện dinh dưỡng VHN Bio sẽ gợi ý cho bạn một số món ăn dặm cho bé:
3.1. Cháo đậu hũ cà chua
Chuẩn bị: Cháo trắng; 1 thìa canh cà chua đã bỏ hạt, băm nhuyễn; 1 thìa canh đậu hũ non đã băm nhuyễn; 1 thìa canh dầu ăn.
Cách chế biến: Nấu chín cà chua, đậu hũ với nước rồi tắt bếp, sau đó cho cháo trắng cùng 1 thìa dầu ăn trộn lên là bé có thể ăn được ngay.
3.2. Cháo thịt heo nấm rơm
Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa nấm rơm băm nhuyễn, 1 thìa thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn
Cách chế biến: Nấu chín thịt heo với nước, khi thịt chín thì cho thêm nấm rơm vào đun sôi lên rồi tắt bếp. Sau đó, cho cháo trắng vào nấu chung lên, thêm một thìa dầu ăn vào là bé có thể dùng được ngay.
3.3. Cháo thịt heo bí đao
Chuẩn bị: Cháo trắng, bí đao gọt sạch vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn, thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn
Cách chế biến: Đun thịt với nước cho đến khi sôi thì cho bí đao vào nấu cùng đến khi bí chín mềm thì cho cháo và dầu ăn vào trộn lên cho bé ăn.
3.4. Cháo thịt heo cải ngọt
Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa cải ngọt băm nhuyễn, 1 thìa thịt heo băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.
Cách chế biến: Đun thịt heo với nước cho đến khi sôi, sau đó cho cải ngọt vào nấu chín rồi tắt bếp. Cho cháo trắng và dầu ăn vào, trộn lên là bé có thể ăn được luôn.
3.5. Cháo tôm cải bẹ trắng
Chuẩn bị: Cháo trắng, 1 thìa cải bẹ trắng băm nhuyễn, 1 thìa canh tôm tách vỏ băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn.
Cách chế biến: Đun rau với nước cho sôi, sau đó cho tôm vào đun cùng đến khi chín rồi tắt bếp. Tiếp tục cho cháo trắng và dầu ăn, trộn đều và cho bé ăn.