Hoạt Động Hưởng Ứng Tháng An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Năm 2018

*

Việc triển khai thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

trên địa bàn xã Ninh Quang

UBND xã Ninh Quang báo cáo việc triển khai thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn xã Ninh Quang như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Khái quát tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm của thị xã trong thời gian qua

Ninh Quang là một xã đồng bằng các trung tâm hành chính của huyện 3km về hướng Tây Nam. Diện tích tự nhiên là 1.845,08 ha, dân số là 12.795. Toàn xã có 9 thôn. Trụ sở cơ quan hành chính đặc tại thôn Thạnh Mỹ, khu trung tâm của xã. Toàn xã có: 2.983 hộ với 13.329 nhân khẩu.

Đang xem: Tháng an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2018

Ninh Quang kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẽ và các ngành nghề truyền thống khác. Hiện nay xã Ninh Quang tốc độ phát triển đô thị nhanh, mật độ dân cư đông đúc, dịch vụ ăn uống kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng nhiều . Địa phương cùng với Trạm Y tế xã đang quản lý: Năm 2017 có 120 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố; 01 cơ sở sản xuất bánh mì. Năm 2018 có 135 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố; 01 cơ sở sản xuất bánh mì, tổng số 136 cơ sơ thực phẩm trên địa bàn toàn xã.

2. Những thuận lợi và khó khăn

– Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo từ Trung ương đến xã với đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật. Đã được phân cấp quản lý giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý an toàn thực phẩm. Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của UBND thị xã Ninh Hòa cũng như đặc điểm tình hình của địa phương, chủ trì phối hợp các ngành có liên quan, xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra, giát sát, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng quý, hàng năm. Lãnh đạo, Công chức theo dõi công tác an toàn thực phẩm ở xã đã tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên môn.

– Khó khăn:

Bên cạnh những cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hộ kinh doanh thức ăn đường phố buôn bán tự phát, không có giấy phép kinh doanh, đặc biệt tập trung nơi đổ xe đưa đón công nhân, nơi các trường học, làm mất mỹ quan và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho công tác giám sát, kiểm tra chưa có.

II. Việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Các cơ sở pháp lý để UBND xã triển khai thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

2. Công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các văn bản chỉ đạo của Thị ủy, HĐND thị xã và các phòng chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm

Năm 2017:

– Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 3/5 /2017 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm;

Năm 2018:

Ngoài ra, hàng năm thực hiện theo văn bản của Phòng Y tế trong các đợt triển khai định kỳ như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu.. và các đợt kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp trên. (Kế hoạch triển khai, Kế hoạch tuyên truyền, Kế hoạch kiểm tra và Quyết định Đoàn kiểm tra liên ngành…)

Thực hiện những văn bản nêu trên UBND xã Ninh Quang đã triển khai các văn bản đến các ngành, đoàn thể liên quan và truyên truyền cho nhân dân bằng nhiều hình thức để tăng cường vai trò quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đồng thời nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và chế biến kinh doanh thực phẩm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm; tiếp tục phòng chống có hiệu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Phấn đấu đạt mực tiêu tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn xã Ninh Quang đều là thực phẩm an toàn. Địa phương thường xuyên tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa các ngành, đoàn thể liên quan trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.

3. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2017 và năm 2018

Năm 2017

Năm 2018

4. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn

Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của UBND thị xã Ninh Hòa và phòng Y tế, cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể có liên quan, xây dựng kế hoạch tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và triển khai cho các tổ dân phố thực hiện. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của phường đã lồng ghép tuyên truyền, vận động về Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về quy định xủ phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm… tại cộng đồng được 10 buổi hơn 300 người tham gia, đặc biệt duy trì tuyên truyền phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trên hệ thống truyền thanh của phường ( Mỗi tuần mở 1 chuyên mục sức khỏe) trong 2 năm qua đài truyền thanh tuyên truyền hơn 32 tin, bài viết và tài liệu siêu tầm về an toàn thực phẩm. Chỉ đạo các trường học trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các em học sinh.

Tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Luật an toàn thực phẩm và các quy định của Pháp luật về an toàn thực phẩm.

Trong năm 2018 phối hợp với trạm y tế tổ chức 02 buổi tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố và cấp giấy xác nhận; phối hợp với Hội LHPN xã tổ chức truyền thông kiến thức ATTP cho phụ nữ 01 buổi.

III. Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

1. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ phân cấp quản lý

Địa phương cùng với Trạm Y tế xã đang quản lý:

Năm 2017

– 120 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố;

– 01cơ sở sản xuất bánh mì;

Năm 2018

– 135 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố;

– 01 cơ sở sản xuất bánh mì;

Tổng số 136 cơ sơ thực phẩm trên địa bàn toàn xã.

2. Kết quả Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, giấy xác nhận kiến thức, bản cam kết:

– Năm 2017:

+ Giấy xác nhận kiến thức: 98 người;

– Năm 2018:

+ Giấy xác nhận kiến thức: 120 người ;

+ Bản cam kết: 01 Mầm non tư thục, 3 nhóm trẻ gia đình.

Xem thêm: Ba Cách Nấu Nước Đậu Xanh Uống, Cách Nấu Nước Đậu Xanh Rang

3. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

– Năm 2017: Kiểm tra: 66 cơ sở, vi phạm: 0 cơ sở, nhắc nhở: 12 cơ sở,

– Năm 2018: Kiểm tra: 34 cơ sở, vi phạm: 0 cơ sở, nhắc nhở: 21 cơ sở,

Nhìn chung, qua kiểm tra thực tế hầu hết các cơ sở có những vi phạm ít nhiều so với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những vi phạm chủ yếu như: Vi phạm các quy định về điều kiện sức khỏe, kiến thức, thực hành ( Người lao động chưa được tập huấn, khám sức khỏe định kỳ), điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. các cơ sở vi phâm trên đội liên ngành đã lập biên bản nhắc nhở.

Trong thời gian đến UBND xã tiếp tục tăng cường vai trò chỉ đạo quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo chuyển biến tích cực tgrong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, hnaj chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm góp phần bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn phường.

4. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Công an xã, Trạm Y tế, cán bộ phụ trách thú y xã, Mặt trận, các ngành, đoàn thể xã, Đài Truyền thanh xã và trưởng thôn các thôn, Y tế thôn.

Hàng năm UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, đoàn thể liên quan về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các truyền qua thực phẩm gắn kết hợp với phong tròa toàn dân xây dựng đời sống văn hóa.

IV. Đánh giá chung

– UBND xã bám sát nội dung Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư để xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm, dài hạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. UBND xã đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Đội kiểm tra liên ngành, các thôn triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp quản lý.

– Hàng năm, thường xuyên ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong các đợt cao điểm: Tháng hành động an toàn thực phẩm, Tết Nguyên đán, Tết Trung thu theo chỉ đạo của cấp trên.

V. Tồn tại hạn chế, nguyên nhân

– Nhân viên phục vụ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhóm 03 thay đổi liên tục nên không quản lý được trong việc khám sức khỏe xét nghiệm người lành mang trùng và tập huấn kiến thức ATVSTP.

– Hiện nay, Công chức Văn hóa thông tin theo dõi công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chỉ kiêm nhiệm nên đôi lúc hoàn thành nhiệm vụ chưa đúng thời gian theo yêu cầu.

Công chức Văn hóa thông tin chưa có chuyên môn về việc quản lý ATTP nên đôi lúc còn lúng túng trong công tác kiểm tra các cơ sở.

Xem thêm: Cách Làm Món Nem Nướng Ngon & Chuẩn Nhất 2021, Cách Làm Nem Nướng

VI. Đề xuất, kiến nghị

Hiện nay nguồn kinh phí cấp cho công tác an toàn thực phẩm không có. Kính mong cấp trên quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố, tổ chức Tháng hành động vì an toàn thực phẩm./.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thực phẩm
READ:  Các Thương Hiệu Thực Phẩm Chay Chất Lượng Tại Hà Nội, Thực Phẩm Chay Lạc Việt

Related Articles

Trả lời

Back to top button