Cho Cá Koi Ăn Sữa Chua – Tạo Vi Sinh Bằng Sữa Chua ( Vi
Có rất nhiều người chia sẻ về việc sử dụng sữa chua để làm trong và khử độc hồ cá? Liệu điều này có thực sự đúng? Hôm nay, hãy cùng Thủy Sinh 4U tham khảo thêm về vấn đề này nhé.
Đang xem: Cho cá koi ăn sữa chua
Men vi sinh là gì?
Có phải là tất cả mọi sản phẩm, chế phẩm từ vi sinh vật được gọi là “men vi sinh” thì có khả năng “làm trong nước, khử độc hồ nuôi” không? Men vi sinh trong y tế khác gì với men vi sinh dùng cho hồ nuôi? Tất cả các vấn đề trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này, và chắc chắn nó sẽ dài, ai muốn đọc thì hoan nghênh, còn nếu lười thì… chịu!
Gần đây có một hiện tượng xảy ra khá nhiều và đáng quan ngại trong giới chơi cá cảnh nói chung, một bộ phận các đồng ngư sử dụng sữa chua (yogurt) và men tiêu hóa dành cho người để “khử độc, làm trong hồ nước” chỉ vì… nó có chữ “men” trên bao bì. Nghe có vẻ phũ phàng nhưng những cách đấy nó không hoạt động đâu, vì những sản phẩm ấy không sinh ra để làm cái việc đó (bắt sữa chua làm trong hồ chẳng khác gì bắt con lợn biết bay).
Xem thêm: Cách Ướp Thịt Nướng Không Bị Khô Ng Bị Khô, An Toàn Sức Khỏe
Men vi sinh (dùng cho người) là những loài vi sinh vật được đưa vào hệ tiêu hóa của con người để làm ổn định hệ vi sinh của những người bị các bệnh rối loạn hệ vi sinh trong đường tiêu hóa; Men tiêu hóa là các loại vi sinh vật VÀ enzyme được đưa vào hệ tiêu hóa của người để hỗ trợ tiêu hóa.
Xem thêm: Thực Đơn Thành Nam Quán Nam Định, Nhà Hàng Thành Nam Quán Ở Tp
Tuy các loài vi sinh vật trong chu trình nitro và trong các loại men tiêu hóa, men vi sinh thuộc cùng một số chi, nhưng KHÔNG CÓ NGHĨA là chúng hoạt động như nhau!
Tuy nhiên, nếu nói như men vi sinh cho người, men tiêu hóa vô dụng đối với hồ nuôi thì chắc chắc không phải. Những loài vi sinh vật được dùng cho người cũng chính là các loài được dùng trong nuôi trồng thủy sản, chúng có mặt ở hệ tiêu hóa và một số giá thể nhất định trong môi trường, tuy chúng không khử độc cho nước, không làm trong nước nhưng chúng chắc chắn có thể giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa, khả năng kháng một số loại vi sinh vật gây hại và tăng sức đề kháng ở vật nuôi. Lưu ý rằng không phải vì vậy mà chúng ta cứ đổ hết gói men này đến gói men khác vào hồ đâu nhé! Đổ men hay sữa chua vào hồ với liều lượng không thích hợp gây lãng phí tiền bạch rất nhiều, nhiều khi còn gây thối nước vì dư thừa chất và xác các vi sinh vật chết.
Hy vọng bài viết phũ phàng này giúp các đồng ngư hiểu thêm được về những thứ gọi là “men vi sinh” và ứng dụng chúng một cách phù hợp nhất. Chúng ta nên hiểu những thứ mà chúng ta đang làm, xác định rõ mục tiêu, biết cái cơ bản nhất để ứng dụng chứ đừng học như những con vẹt, có đọc mà không có hiểu, và đừng phung phí sữa chua vì nó rất ngon!
Nguồn cho các bác tham khảo:
Nguyễn Thị Giang (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sửa dụng nitơ của một số chủng vi khuẩn tạo biofilm phân lập tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.Trần Quang Vinh (2019), Khảo sát ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng nước ao nuôi tôm, Luật văn Thạc sĩ Sinh học thực nghiệm, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Đinh Thúy Hằng (2009), Nghiên cứu một số nhóm vi khuẩn đóng vai trò chủ đạo trong chu trình Nitơ và Phospho nhằm mục đích ứng dụng để xử lý ô nhiễm môi trường, Báo cáo tổng hợp kết quả thực nghiệm, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Thu Hường, Trịnh Thị Thùy Linh, Nhữ Thị Hà, Trịnh Thị Hảo, Nguyễn Thành Linh, Đặng Xuân Nghiêm (2014). Khảo sát thành phần vi sinh và một số đặc tính probiotic của các sản phẩm men tiêu hóa trên thị trường. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, 12(1), 65-72.Võ Hồng Trung, Lê Thị Trung (2012). Ảnh hưỡng của nitrogen – ammonium lên sự sinh trưởng của vi tảo Chaetoceros subtilis var. abnormis Proshkina-Lavrenko được phân lập ở Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, 33, 132-140.Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2011), Tuyển chọn các chủng vi sinh vật tạo chế phẩm nhằm xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản, Luận văn Thạc sĩ ngành: Vi sinh vật học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.Nguyễn Văn Sỹ (2016), Phân lập một số chủng vi khuẩn quang hợp từ các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, Boone, 1931) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Nông lâm, Đại học Huế.Norbert Weiss, Ulrich Schillinger, and Otto Kandler (1983). Lactobacillus lactis, Lactobacillus leichmannii and Lactobacillus bulgaricus, Subjective Synonyms of Lactobacillus delbrueckii, and Description of Lactobacillus delbrueckii subsp. lactis comb. nov. and Lactobacillus delbrueckii subsp. bulgaricus comb. nov. System. Appl. Microbiol. 4, 552-557.Dorothy M. Wheater (1955), The Characteristics of Lactobacillus acidophilus and Lactobacillus bulgaricus. J. gen. Microbiol, 12, 123-132.